Mùng 3 Tết Thầy - nét đẹp truyền thống của người Việt đầu xuân năm mới

Mùng 3 Tết Thầy - nét đẹp truyền thống của người Việt đầu xuân năm mới

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, người Việt nhắc lại câu nói dân gian “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” nhằm tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục, truyền dạy kiến thức của cha mẹ, thầy cô giáo.

Theo quan niệm dân gian, "mùng một tết Cha", con cháu sẽ tập trung, tựu tề về từ đường bên họ nội cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà nội. "Mùng hai tết mẹ" có nghĩa con cháu tập trung, tựu tề về từ đường bên họ ngoại cúng gia tiên, viếng thăm, mừng tuổi chúc Tết, mừng thọ ông bà nhà ngoại.

Why should you put your faith in us?

There are several explanations to believe that you should trust our purchasing advice. Skolinternational will come up with a list for you.

We honestly and independently compile a list of the Best computer for working from home, Best monitors for photo editing, and Best Record Players Under $300.

Còn "mùng 3 Tết thầy" là nhắc nhớ truyền thống tôn sư trọng đạo với ý nghĩa "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư" (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Tôn vinh người thầy đã truyền chữ, dạy nghề... cho học trò để thành danh, thành tài, thành người.

Ngày xưa cho dù làm quan đến tể tướng thì ngày Tết người học trò đến thăm thầy cũng vẫn một lòng tôn sư trọng đạo như thế. Thường thì ngày mùng ba Tết, người đứng đầu hàng môn sinh – những người cùng học, không phân biệt tuổi tác, chức vị, vị trí xã hội, thường tụ họp ở gia đình thầy giáo, chúc Tết thầy. Đây vừa là dịp thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô đã dạy dỗ, vừa là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau gặp nhiều điều may trong những ngày Tết đến, xuân về.

Thầy ở đây cũng không bó hẹp trong phạm vi thầy giáo dạy chữ mà cả những người thầy dạy nghề, thầy dạy các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, vẽ, múa...

Lễ vật mang theo để dâng kính thầy cô khi xưa không nặng về vật chất. Không phân biệt chức vụ, vị trí xã hội, học trò cứ tự phục vụ bánh kẹo, rồi ngồi quây quần tâm sự, nghe thầy cô hỏi chuyện và thông báo cho thầy cô về công việc, gia đình năm qua cũng như những dự định sắp tới…

Mùng 3 Tết thầy trôi qua trong bầu không khí đầm ấm tình thầy trò như vậy và nó đã trở thành nét đẹp truyền thống không thay đổi trong tâm thức của những học trò năm xưa.

Cùng bạn đọc sách: Mùng 3 Tết Thầy và truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của người Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=bOAbpnlP4J8

Gửi phản hồi

 

Lịch công tác

TRA CỨU

 

Bài ca Tây Hồ

 

-->
Video
Thư viện ảnh nổi bật
Thống kê truy cập