Cùng bạn đọc sách " DANH TƯỚNG TRẦN KHÁT CHÂN"

Cùng bạn đọc sách " DANH TƯỚNG TRẦN KHÁT CHÂN"

Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Việt Nam sử lược, đều ghi: “Trần Khát Chân người làng Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh, ba đời làm Thượng tướng quân”. Ông là hậu duệ của Bảo vương Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Tuy nhiên, một số chi tiết về năm sinh, gia thế của ông, nhiều tư liệu lịch sử ghi chép khác nhau. Ví như, theo “Cổ Mai bi ký”, Trần Khát Chân sinh năm 1370, có cha là Trần Hữu Nhân, mẹ là Đặng Thị Ngọc Thục người làng Nột Dương, xã Kim Động, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam, sau đó mới đến sinh sống ở Hà Lãng. Mặt khác, sách Danh nhân Thanh Hóa của Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa – NXB Thanh Hóa năm 2005 viết: Trần Khát Chân sinh năm Bính Tuất (1366), mẹ là Nguyễn Thị Điếm quê ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
 

Sinh ra và lớn lên giữa cảnh đất nước loạn lạc, Thượng tướng quân Trần Khát Chân sớm đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người, giỏi võ, lắm cơ mưu. Năm 1388 (năm Mậu Thìn), ông thi đỗ Thái học sinh; sau đó được triều đình trọng dụng phong làm tướng quân chỉ huy đội quân Long Tiệp. Vào các năm 1371, 1377, 1378, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhiều phen kéo quân sang nước ta gây ra cảnh cướp bóc, lầm than khiến lòng dân vô cùng oán hận. Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1389), quân Chiêm Thành do Chế Bồng Nga dẫn đầu tiến đánh Thanh Hóa, đánh vào hương Cổ Vô, Hồ Quý Ly được vua lệnh cho đem quân chống giữ. Quân Chiêm Thành đắp ngăn dòng sông ở thượng lưu, quan quân nhà Trần đóng nhiều cọc ở hạ lưu để đối địch. Quân địch bày mưu tính kế, giả vờ bỏ trại rút lui nhưng thực chất đã bố trí quân mai phục. Hồ Quý Ly chọn những quân tinh khỏe gọi là quân cảm tử, đuổi theo để đánh. Giặc bèn phá đập chắn nước, cho voi xông ra khiến quân ta bại trận, nhiều tướng bị quân giặc bắt giữ. Hồ Quý Ly chạy về kinh đô, xin thêm thuyền ra tiếp ứng nhưng không được chấp thuận. Quân giặc thừa thắng xông lên, vận nước lâm nguy, Trần Khát Chân, một đô tướng trẻ tuổi đã khẳng khái nhận lệnh, lãnh binh xuất trận.

 

Đại Việt sử ký toàn thư viết: Năm 1390, đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều. Khi ấy, Chế Bồng Nga cùng Nguyên Diệu dẫn hơn 100 chiến thuyền đến dò xét cách bài binh bố trận của quân Đại Việt. Chiến thuyền giặc chưa kịp ổn định hàng ngũ thì có tên bề tôi nhỏ của Bồng Nga là Ba Lậu Kê, vì bị Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, đã chạy sang trại quân của ta, chỉ vào chiến thuyền sơn màu xanh, nói rằng đó là thuyền của vua nước hắn. Đô tướng Trần Khát Chân hạ lệnh cho quân sĩ, nhất tề nhả đạn. Thuyền của Chế Bồng Nga bị lủng ván, Chế Bồng Nga trúng đạn mà chết. Người trong thuyền hắn kêu khóc ầm ĩ. Nguyên Diệu vội cắt lấy đầu của Chế Bồng Nga chạy về quan quân (để mong được tha tội), nhưng bị tướng Phạm Nhữ Lặc và Dương Ngang giết, chiếm lấy đầu của Bồng Nga. Quân giặc liền tan vỡ. Đô tướng Trần Khát Chân liền sai viên Giám quân là Lê Khắc Khiêm bỏ đầu Chế Bồng Nga vào hòm, chạy thuyền gấp về Bình Than để báo tin thắng trận. Bấy giờ, đồng hồ đã điểm canh ba, thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh giấc, cứ ngỡ là quân giặc đã đánh vào tận ngự doanh. Đến khi nghe tin thắng trận, lại lấy được cả đầu của Bồng Nga, thì rất vui mừng, liền cho gọi các quan đến để xem cho kỹ. Các quan mặc triều phục hô “vạn tuế”. Lúc đó Thượng hoàng vui mừng nói: “Ta với Bồng Nga cầm cự với nhau đã lâu ngày nay mới được thấy mặt, khác gì Hán Cao tổ thấy đầu Hạng Vũ. Thiên hạ yên rồi”. Do có công lớn diệt giặc Chiêm Thành, Trần Khát Chân được phong làm Long Tiệp Phụng Thần Nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ Tiết Quan Nội Hầu và cấp đất đai, lập ấp ở phía Nam thành Thăng Long (Hà Nội).

 


https://m.youtube.com/watch?v=LqrdkViZq1Q&feature=share&zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo

Gửi phản hồi

 

Lịch công tác

TRA CỨU

 

Bài ca Tây Hồ

 

-->
Video
Thư viện ảnh nổi bật
Thống kê truy cập