Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể: Những điểm mới phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể: Những điểm mới phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục
GD&TĐ - Dự thảo Chương trình GD phổ thông tổng thể (sẽ gọi là Chương trình) mà Bộ GD&ĐT vừa công bố nhìn chung đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT.

GD&TĐ - Dự thảo Chương trình GD phổ thông tổng thể (sẽ gọi là Chương trình) mà Bộ GD&ĐT vừa công bố nhìn chung đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. 

Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể: Những điểm mới phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục

GD&TĐ - Dự thảo Chương trình GD phổ thông tổng thể (sẽ gọi là Chương trình) mà Bộ GD&ĐT vừa công bố nhìn chung đáp ứng yêu cầu đổi mới GD theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. 

Đó là nhận định của TS Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bến Tre - đối với dự thảo Chương trình vừa được Bộ GD&ĐT công bố. Dưới góc nhìn của nhà quản lý giáo dục, TS Nguyễn Văn Huấn đồng thời đưa ra những ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo.

Phẩm chất, năng lực HS: Toàn diện đức - tài

TS Nguyễn Văn Huấn nhận định: Để xác định các phẩm chất cần hình thành và phát triển ở HS, Ban Phát triển Chương trình GDPT đã nghiên cứu các văn kiện của Đảng và chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời cân nhắc để phản ánh được các giá trị phổ quát của thời đại, dự thảo Chương trình nêu lên 6 phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở HS là: yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

Về năng lực, Ban Phát triển Chương trình đã tham khảo các tài liệu của các nước và các tổ chức quốc tế, đồng thời chắt lọc cho phù hợp với điều kiện nước ta.

Dự thảo Chương trình nêu lên 10 năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực chuyên môn: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất.

Những phẩm chất và năng lực cần hình thành cho HS như trong dự thảo Chương trình cơ bản đáp ứng yêu cầu Nghị quyết 29-NQ/TW, tiếp cận với các yêu cầu về năng lực cốt lõi cần có trong yêu cầu hội nhập quốc tế, là công dân toàn cầu; yêu cầu về phẩm chất bao quát giá trị phổ quát quốc tế, thời đại và cũng phù hợp với yêu cầu của nước ta, tiếp nối truyền thống xây dựng con người toàn diện có đức có tài, vừa hồng vừa chuyên của Việt Nam.

TS Nguyễn Văn Huấn cũng cho rằng dự thảo nêu khá rõ kế hoạch GD của giai đoạn GD cơ bản và GD định hướng nghề nghiệp ở cấp học tiểu học, THCS và THPT; bao gồm các môn học và các hoạt động GD bắt buộc, bắt buộc có phân hóa, tự chọn.

Theo đó, Chương trình vừa khắc phục được những hạn chế của chương trình GD phổ thông hiện hành là HS phải học nhiều môn, gây quá tải và không có điều kiện tập trung vào những môn phù hợp với định hướng nghề nghiệp, tạo điều kiện phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Những điểm mới phù hợp với yêu cầu đổi mới GD

Dự thảo Chương trình xác định rõ các yêu cầu về đổi mới phương pháp GD, đổi mới đánh giá GD và các điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và những điều kiện khác để thực hiện Chương trình mới.

TS Nguyễn Văn Huấn nhấn mạnh thêm: Các yêu cầu trên là những điểm mới so với hiện nay, là cần thiết để đảm bảo thực hiện đổi mới đồng bộ, góp phần thực hiện tốt Chương trình mới.

Theo đó, các môn học và hoạt động GD trong nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS; HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học.

Dự thảo Chương trình đã nêu ra ba hình thức đánh giá: Đánh giá thường xuyên, do giáo viên phụ trách môn học tổ chức thực hiện, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh HS, của bản thân HS được đánh giá và của các HS khác trong tổ, trong lớp; Đánh giá định kỳ, do cơ sở GD tổ chức thực hiện, HS hoàn thành các môn học, tích lũy đủ kết quả đánh giá theo quy định của Bộ GD&ĐT được cấp bằng tốt nghiệp THPT; Đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng GD.

"Đây cũng là những điểm mới phù hợp với yêu cầu đổi mới GD" - TS Nguyễn Văn Huấn cho hay.

Một số góp ý

Bên cạnh những điểm mới đáng ghi nhận, TS Nguyễn Văn Huấn cũng cho rằng: Ban Phát triển Chương trình cần lắng nghe thêm ý kiến của các tầng lớp nhân dân, của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý GD và giáo viên, nhất là ở cơ sở về dự thảo Chương trình để có những điều chỉnh cho phù hợp, khả thi. Ở góc độ quản lý GD ở địa phương, TS Nguyễn Văn Huấn tập trung vào các điểm sau đây:

Thứ nhất: Ở cấp THCS, THPT cũng cần có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của HS THCS, THPT có học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).

Dự thảo cần tính đến kế hoạch GD trong khuôn khổ thực hiện dạy học 2 buổi/ngày ở các cấp học TH, THCS, THPT theo xu thế phát triển chung, ở những nơi có điều kiện.

Thứ hai: Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định GD phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn GD: giai đoạn GD cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ sở 4 năm) và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm).

GD cơ bản bảo đảm trang bị cho HS trí thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS. GD định hướng nghề nghiệp bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Huấn, GD dự hướng nghề nghiệp nên thực hiện từ lớp 9 THCS (qua môn Công nghệ, Hướng nghiệp và các hoạt động GD khác), thay vì thực hiện từ lớp 10 THPT như dự thảo Chương trình quy định, qua đó để thực hiện phân luồng sau THCS, vì sau THCS sẽ có một số HS theo học chương trình GD nghề nghiệp (Chỉ thị số 10-CT/TW của Bộ Chính trị đặt mục tiêu tỉ lệ HS sau THCS theo học GD nghề nghiệp là 30% đến năm 2020).

GD định hướng nghề nghiệp bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng sẽ thực hiện từ lớp 10 thay vì từ lớp 11 và 12.

Năm lớp 10 cũng sẽ là năm đầu của giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp, nên các môn học bắt buộc, tự chọn, bắt buộc có phân hóa cũng nên thực hiện như năm học lớp 11 và 12.

"Theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW, mục tiêu chung của GD là phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Do đó, cần xây dựng kế hoạch GD gồm các môn học và hoạt động GD sao cho thực hiện được mục tiêu GD toàn diện và thực hiện định hướng nghề nghiệp cho HS; cần giảm nhẹ số môn học bắt buộc, tạo điều kiện để HS lựa chọn các môn học theo định hướng nghề nghiệp, nhất là ở cấp THPT.

Tuy vậy, theo dự thảo Chương trình, số môn học và hoạt động GD bắt buộc ở cấp THPT, nhất là ở lớp 10 vẫn còn nhiều” - TS Nguyễn Văn Huấn nêu ý kiến.

 

 
”Dự thảo nêu rõ mục tiêu tổng quát của GD&ĐT là GD con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả; cơ bản đáp ứng được mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa GD phổ thông được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định là kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS”.

TS Nguyễn Văn Huấn

 

Hiếu Nguyễn (ghi)

Gửi phản hồi

 

Lịch công tác

TRA CỨU

 

Bài ca Tây Hồ

 

-->
Video
Thư viện ảnh nổi bật
Thống kê truy cập