Kế hoạch Triển khai công tác y tế trường học ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021

Kế hoạch Triển khai công tác y tế trường học ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2021

Sở GDĐT Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai công tác y tế trường học ngành GDĐT năm 2021 như sau:

I. Mục tiêu, chỉ tiêu

1. Mục tiêu

- Giảm tỉ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm, khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra trong môi trường học đường góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Thực hành đúng về ATTP, khống chế ngộ độc thực phẩm, hạn chế các bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn, căng tin trong trường học. - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về công tác dân số trong tình hình mới.

2. Chỉ tiêu

- 100% các cơ sở giáo dục duy trì tổng vệ sinh toàn trường hàng tuần, khơi thông cống rãnh không để nước ứ đọng, không có ổ bọ gậy trong nhà trường; vệ sinh lớp học, thu gom rác hàng ngày. - 100% trường hợp học sinh, cán bộ, giáo viên mắc bệnh truyền nhiễm được phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để xảy ra dịch bệnh lớn trong các cơ sở giáo dục. Chủ động ứng phó với những bệnh dịch mới nổi đặc biệt dịch COVID-19. 2 - 100% bếp ăn bán trú, cơ sở cung cấp suất ăn, nước uống cho học sinh thực hiện đúng các quy định về ATTP, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng trong các cơ sở giáo dục. - 100% các cơ sở giáo dục được truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác dân số. - 100% các cơ sở giáo dục bảo đảm đủ kinh phí, thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất sẵn sàng ứng phó với các bệnh dịch.

II. Nội dung triển khai

1. Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh

- 100% trường mầm non, phổ thông thực hiện kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học 2021-2022 để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe học sinh. - 100% trường học thường xuyên được vệ sinh, khử khuẩn. - 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế. - Bộ phận y tế trong trường cần lập và ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi sức khỏe học sinh (1 học sinh/1 cuốn); sổ quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao và trang thiết bị, dụng cụ phòng y tế trường học; sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khoẻ học sinh; sổ hoạt động y tế trường học; sổ chi hội chữ thập đỏ trường học; sổ khám bệnh. - Thường xuyên theo dõi sức khỏe học sinh, phát hiện giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác để xử trí, chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định và áp dụng chế độ học tập, rèn luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe. - Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh. Phối hợp với các cơ sở y tế có đủ điều kiện để tổ chức khám, điều trị theo các chuyên khoa cho học sinh. - Tư vấn cho học sinh, giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của học sinh; hướng dẫn cho học sinh biết tự chăm sóc sức khỏe; trường hợp trong trường học có học sinh khuyết tật thì tư vấn, hỗ trợ cho học sinh khuyết tật hòa nhập. - Hướng dẫn tổ chức bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, đa dạng thực phẩm, phù hợp với đối tượng và lứa tuổi đối với các trường có học sinh nội trú, bán trú. Tiếp tục triển khai chương trình Sữa học đường nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và tiểu học giai đoạn 2021-2025. - Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế học sinh; huy động cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ tham gia công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. - Thông báo định kỳ tối thiểu 01 lần/năm học và khi cần thiết về tình hình sức khỏe của học sinh cho cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh. Nhân viên 3 y tế trường học đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối mỗi cấp học để làm căn cứ theo dõi sức khỏe ở cấp học tiếp theo. - Thường xuyên kiểm tra, giám sát các điều kiện học tập, vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay. Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế. - Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

2. Bảo đảm các điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học

a) Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt - Trường học cung cấp đủ nước uống cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh trong một buổi học. - Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học; nếu dùng hệ thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong một buổi học. - Trường học có học sinh nội trú cung cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24 giờ. - Các trường học sử dụng nguồn nước từ các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống theo quy định tại Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.

b) Thu gom và xử lý chất thải - Trường học phải có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp; có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, phòng y tế, nhà bếp, khu vệ sinh, khu nuôi động vật thí nghiệm. - Các trường học hợp đồng với các cơ sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Trường hợp trường học tự thu gom, xử lý thì phải bảo đảm theo quy định tại khoản 4, mục VII, phần II của Thông tư số 46/2010/TTBYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm 4

a) Trường học có bếp ăn nội trú, bán trú - Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất về an toàn vệ sinh thực phẩm theo khoản 1, khoản 2, khoản 3, mục VI và yêu cầu vệ sinh đối với hoạt động bảo quản, chế biến thực phẩm theo khoản 5 của Thông tư số 46/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. - Bếp ăn, nhà ăn (khu vực ăn uống), căng tin trong trường học bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố. - Đối với người làm việc tại nhà ăn, bếp ăn trong trường học phải bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

b) Đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú Nhà trường phải ký hợp đồng với các cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để cung cấp thức ăn cho học sinh; căng tin của nhà trường phải bảo đảm theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 05/12/2012 của Bộ Y tế.

4. Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học

a) Phòng y tế trường học - Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh. - Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;

b) Nhân viên y tế trường học - Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Nếu không có nhân viên y tế các trường cần ký hợp đồng với trạm y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh. 5 - Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành y tế, ngành giáo dục tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định.

5. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tiễn, biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương. - Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ GDĐT, UBND Thành phố phát động. Trong năm 2021các đơn vị đặc biệt chú ý đến nội dung tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, dịch chân tay miệng, dịch sởi. - Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, giới, bình đẳng giới, phòng chống bệnh tật vào chương trình giảng dạy chính khóa và ngoại khóa trong các giờ giảng. - Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.

Chi tiết xem tại file đính kèm: /uploads/files/KH%20y%20te%20truong%20hoc%20nam%202021.pdf

Gửi phản hồi

 

Lịch công tác

TRA CỨU

 

Bài ca Tây Hồ

 

-->
Video
Thư viện ảnh nổi bật
Thống kê truy cập