BÁO CÁO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH ĐH, CĐ NĂM 2017

BÁO CÁO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA VÀ TUYỂN SINH ĐH, CĐ NĂM 2017
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo về công tác triển khai tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2017 như sau:

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo về công tác triển khai tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2017 như sau:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 
 

 

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày tháng 4 năm 2017

BÁO CÁO CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA
VÀ TUYỂN SINH ĐH, CĐ NĂM 2017

(Tài liệu phục vụ giao ban Ban Tuyên giáo ngày 25 tháng 4 năm 2017) 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) báo cáo về công tác triển khai tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm 2017 như sau:

I. NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

1. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn

Ngay sau khi ban hành Phương án tổ chức K thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017 (Công văn số 4818/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 28 tháng 9 năm 2016), Bộ GDĐT đã kịp thời ban hành các văn bản pháp quy chỉ đạo thi và tuyển sinh kèm theo các văn bản hướng dẫn. Cụ thể:

- Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT;

- Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 ban hành Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.

- Công văn số 417/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 10/02/2017 về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trong tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017;

- Công văn số 603/BGDĐT-GDĐH ngày 17/02/2017 về việc hướng dẫn công tác tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2017.

Các quy chế thi, tuyển sinh và văn bản hướng dẫn được soạn thảo trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2015, 2016 và tham khảo ý kiến rộng rãi trong và ngoài ngành trước khi ban hành nên có tính thực tế, khả thi và sự đồng thuận xã hội cao, đảm bảo chỉ đạo tổ chức thi và tuyển sinh năm 2017 an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.

b) Bộ đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10 /CT-TTg ngày 27/3/2017về tăng cường chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học cao đẳng; gửi Công văn của Bộ trưởng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, phối hợp chỉ đạo Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học cao đẳng năm 2017 và công văn chỉ đạo các Giám đốc sở GDĐT, Cục trưởng Cục Nhà trường, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ quán triệt nhiệm vụ tổ chức tốt Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2017.

c) Căn cứ số lượng thí sinh dự thi, trên cơ sở khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của các sở GDĐT và các trường ĐH, CĐ, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 957/QĐ-BGDĐT ngày 27/3/2017, giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia năm 2017 cho các sở GDĐT và các trường đại học, cao đẳng.

2. Hoàn thiện phần mềm quản lý thi và tuyển sinh, nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin

Bộ GDĐT đồng thời xúc tiến khẩn trương bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện phần mềm quản lý thi và tuyển sinh đã áp dụng có hiệu quả trong các năm 2015, 2016 cho phù hợp với Phương án tổ chức năm 2017;  đồng thời, nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi và tuyển sinh. Hiện các phần mềm quản lý thi THPT quốc gia đã cơ bản hoàn thành, cụ thể: đang triển khai phần mềm nhập và quản lý hồ sơ đăng ký thi, xét tuyển; đang rà soát lần cuối để vận hành và tổ chức tập huấn cho các cơ sở giáo dục đại học vào tháng 5/2017 phần mềm hỗ trợ công tác xét tuyển của các trường và phần mềm lọc ảo.

3. Tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh

Trong các ngày 09 và 10/3/2017, Bộ đã tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh năm 2017. Lãnh đạo phụ trách thi, tuyển sinh của 63 sở GDĐT, 270 trường ĐH, CĐ trong toàn quốc, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và cán bộ, chuyên viên làm công tác thi, tuyển sinh, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị  đã tham gia tập huấn.  Công tác tập huấn đã tập trung vào những điểm mới và các vấn đề sai sót thường xảy ra ở các năm trước.

4. Tăng cường truyền thông về thi và tuyển sinh

Tăng cường công tác truyền thông, Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị của Bộ trực tiếp trao đổi trên truyền hình, trên các báo điện tử về Kỳ thi THPT quốc gia và công tác tuyển sinh năm 2017; đồng thời,cử cán bộ tham gia cùng các báo, đài tư vấn giải đáp các băn khoăn thắc mắc, giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội nắm được thông tin và đồng thuận với chủ trương thi và tuyển sinh năm 2017 của Bộ.

5. Chuẩn bị ra đề thi

- Ma trận đề thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017đã được xây dựng phù hợp với hình thức thi theo bài đã công bố trong Phương án, theo hướng tiếp tục thực hiện đánh giá năng lực người học, tăng mức yêu cầu vận dụng kiến thức, các câu hỏi mở, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn; đảm bảo phân hoá kết quả thi để vừa đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

Căn cứ ma trận đề thi, Bộ xây dựng các đề minh họa, đề thi thử nghiệm làm cơ sở cho giáo viên và học sinh tham khảo trong dạy học và ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi. Bộ đã công bố 14 đề thi minh họa của các môn thi năm 2017 vào ngày đầu tháng 10/2016; công bố 14 đề thi thử nghiệm vào tháng 01/2017. Đề thi minh họa và đề thi thử nghiệm được dư luận xã hội đánh giá tích cực về nội dung, về phương thức thi trắc nghiệm khách quan cũng như ý nghĩa tác động đối với việc chuẩn bị tổ chức Kỳ thi.  

-  Bộ đã gấp rút thực hiện bổ sung, chuẩn hóa Ngân hàng câu trắc nghiệm đã có tại Cục KTKĐCLGD bằng nhiều nguồn khác nhau, như huy động giáo viên THPT giỏi của tất cả 63 tỉnh, thành, các giảng viên ĐH có chuyên môn tốt, nắm vững chương trình THPT có nhiều kinh nghiệm thi kiểm tra đánh giá và có ý thức trách nhiệm cao, thực hiện nghiêm túc các quy định bảo mật tham gia biên soạn, biên tập câu hỏi thi, khai thác các câu hỏi thi phù hợp trong Ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

  Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa đang được hoàn thiện đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, chất lượng, đảm bảo tổ chức thành công Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 6 năm 2017.

6. Tổ chức dăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển

Theo lịch công tác thi và tuyển sinh năm 2017, Bộ đã chỉ đạo các sở GDĐT tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển tuyển sinh ĐH hệ chính quy; tuyển sinh CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 20/4/2017. Để thống nhất chỉ đạo trong toàn hệ thống và tạo thuận lợi cho thí sinh, ngoài việc cung cấp đầy đủ các Quy chế, văn bản hướng dẫn và thông tin tuyển sinh của các trường để thí sinh tham khảo và điền thông tin chính xác vào Phiếu ĐKDT và Phiếu ĐKXT trên Cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ (thituyensinh.vn),  Bộ GDĐT đã thiết lập kênh thông tin trực tiếp tới các giám đốc sở, Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ sư phạm; đồng thời thành lập Tổ công tác trực thi, công khai các số điện thoại, email trực thi – tuyển sinh để trực tiếp xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển. Trung tâm truyền thông của Bộ phối hợp chặt chẽ với các báo, đài để kịp thời giải đáp những băn khoăn và thắc mắc của thí sinh và người dân.

Do thông tin về kỳ thi được cung cấp đầy đủ từ sớm nên ngay từ những ngày đầu tiên tiếp nhận đăng ký dự thi đã có khá nhiều thí sinh nộp hồ sơ. Các sở GDĐT cũng đã nhập dữ liệu ngay từ đầu nên không xảy ra tình trạng dồn ứ dữ liệu vào những ngày cuối. Trong thời gian đăng ký, hệ thống CNTT hoạt động ổn định, thông suốt. Các sở GDĐT cũng đã phân tán việc nhập dữ liệu về các trường THPT nên không xảy ra tình trạng nghẽn mạng. Thống kê dữ liệu cho thấy năm nay tỉ lệ thí sinh thi để lấy kết xét tuyển vào ĐH chiếm khoảng 75%, cao hơn năm ngoái khoảng 5%. Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi khoa học xã hội tăng cao, chiếm trên 50% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.

Việc thí sinh chọn bài thi khoa học xã hội cao hơn bài thi khoa học tự nhiên trong khi đăng ký xét tuyển vào đại học khối ngành tự nhiên vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo so với khối ngành xã hội là tín hiệu cho thấy việc đổi mới phương thức thi từ thi theo môn sang thi theo bài, từ chủ yếu tự luận sang hầu hết trắc nghiệm đã tác động tích cực trở lại quá trình dạy học, góp phần khắc phục dần tình trạng học lệch, dạy tủ, học tủ hay cắt xén chương trình.

Công tác đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển được tiến hành tại các địa phương đảm bảo đúng tiến độ quy định; các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện đã được Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT, các trường phổ thông giải quyết kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Đặc biệt, một số sở GDĐT đã xây dựng giải pháp khả thi, nỗ lực thực hiện và hoàn thành sớm việc đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ thí sinh (đặc biệt là số thí sinh tự do) vẫn chưa nắm vững các quy định dẫn đến còn nhiều sai sót trong đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển. Hạn chế này đặt ra yêu cầu phải hướng dẫn kỹ hơn các quy định về thi và tuyển sinh tại các điểm đăng ký dành cho thí sinh tự do.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỜI GIAN TỚI

1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi. Triển khai xây dựng bộ đề thi thử nghiệm theo 5 bài thi để công bố rộng rãi ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5/2017), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh tập dượt, làm quen với định dạng đề thi và phương thức thi theo bài để tiếp tục ôn luyện, chuẩn bị thi. Thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

2. Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý thi THPT quốc gia (một số hạng mục), cổng thông tin thi và tuyển sinh của Bộ, nâng cấp kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thi và tuyển sinh. Cụ thể:

- Rà soát, hoàn thiện phần mềm điều chỉnh nguyện vọng của thí sinh, phần mềm lọc ảo, phần mềm hỗ trợ xét tuyển ở các trường; chạy thử phần mềm với dữ liệu giả định và tập huấn cho các trường sử dụng các phần mềm này.

- Hoàn thiện phần mềm xây dựng đề thi từ ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa;  phần mềm chấm thi trắc nghiệm và chuyển giao cho các sở GDĐT để triển khai.

3. Chỉ đạo tổ chức và kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại các sở GDĐT, công tác chuẩn bị tuyển sinh tại các trường ĐH, CĐ.Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác thi và tuyển sinh trong và sau thời gian tổ chức thi và tuyển sinh.

4. Giải đáp các băn khoăn thắc mắc về thi và tuyển sinh; hướng dẫn xử lý các khó khăn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị tổ chức thi và tuyển sinh.

5. Chỉ đạo các sở GDĐT và Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng:

a) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra việc hoàn thành chương trình và tổ chức ôn tập cho học sinh trong các trường phổ thông thuộc quyền quản lý:

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dụcthực hiện chương trình giáo dục phổ thông hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, phù hợp với hướng dẫn Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017; nghiêm cấm việc cắt xén chương trình;

- Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, tư vấn các cơ sở giáo dụcvề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS; kỹ thuật biên soạn ma trận đề và câu hỏi trắc nghiệm khách quan; tổ chức nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS học kỳ II và cả năm học đảm bảo khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực thực chất của HS;

- Chỉ đạo tổ chức hướng dẫn ôn tập cho học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ; trong đó, lưu ý việc ôn tập cho các học viên đã hoàn thành chương trình THPT trước đây nhưng chưa tốt nghiệp THPT, nay có nguyện vọng ôn tập, chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 với tư cách thí sinh tự do tại các trung tâm GDTX.

b) Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (đối với Cục Nhà trường) thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh. Xây dựng phương án tổ chức thi thực tế và khả thi; xây dựng phương án huy động đội ngũ cán bộ, giáo viên có chất lượng tham gia công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn kỹ nghiệp vụ tổ chức thi cho cán bộ, giáo viên tham gia; xây dựng các phương án huy động các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tham gia tổ chức thi và phương án dự phòng ứng phó với các tình huống bất thường có thể xảy ra đảm bảo tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.

6. Chỉ đạo các trường ĐH, CĐ:

a) Phối hợp chặt chẽ với các sở GDĐT liên quan trong công tác chuẩn bị tổ chức thi, bố trí đầy đủ, có chất lượng, đủ tiêu chuẩn các thành phần tham gia Kỳ thi theo điều động của Bộ, đảm bảo đúng quy định của Quy chế; nghiêm túc triển khai việc tập huấn, quán triệt nhiệm vụ cho những người được cử tham gia, nhất là đối với cán bộ tham gia coi thi, chấm thi và tuyển sinh;

b) Chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân sự phục vụ công tác tuyển sinh; thiết lập đường dây nóng và phân công các cán bộ nắm vững Quy chế tuyển sinh để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của thí sinh. Các trường cần có cán bộ phụ trách truyền thông, tuyên truyền gương người tốt, việc tốt; tuyên truyền những lợi ích của việc đổi mới thi/tuyển sinh mang lại cho thí sinh, nhà trường và xã hội để tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện./. 

                                                                           BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

 

 

 

Nguồn tin: Bộ GDĐT

Gửi phản hồi

 

Lịch công tác

TRA CỨU

 

Bài ca Tây Hồ

 

-->
Video
Thư viện ảnh nổi bật
Thống kê truy cập